Chọn hướng tiếp cận nào để cạnh tranh sòng phẳng với các nhà phát triển bất động sản ngoại là điều mà nhiều nhà phát triển bất động sản trong nước đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
Thị trường tiềm năng hấp dẫn nhà phát triển ngoại
Trong bức tranh chung của nền kinh tế toàn cầu năm 2020, kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn đạt được những thành tựu đáng nể. “Năm 2020, FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam với con số gần 29 tỷ USD, riêng ngành bất động sản chiếm khoảng 3,8 tỷ USD tương đương 14,8% – tỷ trọng này xét cả về tuyệt đối và tương đối đều tăng so với 2020”, theo TS. Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.
Còn theo Colliers Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2020, có ít nhất 10 nhà phát triển nước ngoài mới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường Việt Nam. Đây là con số đáng ngạc nhiên nếu so sánh với 12 – 15 nhà phát triển nước ngoài hiện tại.
Làn sóng các nhà phát triển bất động sản nước ngoài tìm đến Việt Nam cho thấy bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Nhưng đồng thời cũng tạo sức ép buộc các nhà phát triển trong nước phải đổi mới để cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Công nghệ là đòn bẩy
Thị trường bất động sản phát triển mạnh do nhu cầu về nhà ở ngày càng cao. Cùng với sự tham gia của hàng loạt các công ty ngoại đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng này đang tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải tìm kiếm công cụ quản lý phù hợp để bứt phá. Dự án ERP (phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp) được coi là hệ thống công nghệ thông tin xương sống trong doanh nghiệp. Mặc dù nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi đạị dịch COVID -19, song theo các chuyên gia, sức nóng từ nhu cầu ứng dụng ERP vẫn rất lớn, đặc biệt từ các doanh nghiệp bất động sản.
Theo các chuyên gia, đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản là chuỗi chu trình dự án, chu trình sản phẩm thường rất dài, qua nhiều giai đoạn với nhiều bên hoặc vai trò tham gia khác nhau (từ xây dựng chủ trương đầu tư dự án đến thiết kế, đấu thầu, thi công, bán hàng và vận hành,… Do đó, bài toán với các chủ đầu tư bất động sản thường là tập trung vào quản lý tiến độ.
Tốc độ ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Thế nhưng khả năng ra quyết định lại dựa trên dữ liệu. Bên cạnh đó, khi quy mô mở rộng sẽ kéo theo nhiều thách thức, chi phí cho một dự án bất động sản sẽ tăng. Với mô hình hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản thường gồm một chủ đầu tư chính và nhiều đơn vị thầu phụ sẽ làm chi phí quản lý dự án tăng mạnh. Do đó, các doanh nghiệp bất động sản thường tính đến việc đầu tư giải pháp công nghệ hỗ trợ quản lý để cải thiện khả năng ra quyết định.
Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế, thị trường bất động sản cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ những căn nhà tập thể cũ kỹ dần được thay thế bởi các căn hộ chung cư thương mại với không gian sống xanh và đang tiếp tục theo xu hướng căn hộ siêu tiện ích đề cao trải nghiệm sống của cư dân.
“Việc ứng dụng công nghệ cũng không nằm ngoài mục đích tăng tính tiện lợi, tăng giá trị sống trong khi giảm chi phí cho khách hàng”, đại diện một đơn vị phát triển bất động sản lớn của Việt Nam là TNR Holdings Vietnam chia sẻ.
Theo các chuyên gia, bất động sản cũng như nhiều ngành khác, yếu tố tiên quyết để tăng năng lực cạnh tranh chính là việc phải chuẩn hóa quy trình quản lý để đạt được ưu thế về chi phí và chất lượng dịch vụ. “Các giải pháp công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp có một nền tảng công nghệ vững chắc, là bàn đạp giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi và xây dựng thành công mô hình doanh nghiệp số, nâng cao sức cạnh tranh và bứt phá trong quản trị vận hành doanh nghiệp”, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT IS nhận định.
ERP (giải pháp tổng thể về quản trị doanh nghiệp) đang là giải pháp có nhiều lợi thế trong việc giải quyết bài toán nói trên. Một số ông lớn trong ngành bất động sản đều đã triển khai ứng dụng giải pháp ERP như Sun Group, Novaland, TNR Holdings Vietnam,…
“Giải pháp ERP SAP S/4 HANA mà chúng tôi ứng dụng ngoài các phần quản trị nghiệp vụ lõi còn có thể mở rộng tích hợp với các phần mềm nghiệp vụ khác nên rất phù hợp với một đơn vị quản lý, kinh doanh và phát triển bất động sản với số lượng dự án nhiều và trải rộng khắp toàn quốc như TNR Holdings Vietnam”, đại diện đơn vị này cho biết.
Với cách tiếp nhận như của TNR Holdings Vietnam, doanh nghiệp này đang tiếp cận với bài toán rộng hơn về chuyển đổi số. Khi đó, dự án quản lý nguồn lực ERP được coi như giải pháp công nghệ lõi, từ đó gắn các hệ thống khác phục vụ các mục tiêu như chăm sóc khách hàng, quản lý thi công, nghiệm thu,…
Đầu tư công nghệ không chỉ nhằm nâng cao khả năng quản lý, gia tăng sức cạnh tranh mà còn hướng tới gia tăng trải nghiệm của cư dân cũng là xu hướng mà nhiều doanh nghiệp bất động sản trên thế giới đang tập trung hướng đến. Theo KPMG, có đến 93% công ty bất động sản trên thế giới có kế hoạch duy trì và lựa chọn đầu tư công nghệ theo hướng này. Rõ ràng, doanh nghiệp bất động sản nội đang có những bước đi chủ động hội nhập trên sân chơi toàn cầu.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings Vietnam) là một thành viên thuộc Tập đoàn TNG Holdings Vietnam.
TNR Holdings Vietnam hiện là nhà đầu tư, quản lý và phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam với danh mục hoạt động đa dạng bao gồm: dự án khu dân cư, dự án thương mại và khu nghỉ dưỡng trải rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.
Dự án triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ SAP S/4HANA tại TNR Holdings Vietnam nằm trong chiến lược về chuyển đổi số của tập đoàn nhằm cập nhật các thông tin quản trị kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo TNG Holdings Vietnam và TNR Holdings Vietnam quản lý dự án một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Từ đó, nâng cao hiệu suất vận hành, tăng hiệu quả hợp tác với nhà thầu, đối tác, góp phần xây dựng chuỗi các sản phẩm, dịch vụ của tập đoàn mang lại thuận ích cho khách hàng mà vẫn hiện đại, sáng tạo và dẫn đầu xu hướng.