Trong năm 2021, thị trường bất động sản trải qua khá nhiều cung bậc cảm xúc trước “cơn sốt” đất nền diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng nhanh chóng “xì hơi” khiến không ít nhà đầu tư mất tiền. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, đầu tư bất động sản không bao giờ thua lỗ, điều cốt lõi ở đây là lựa chọn chiến lược nào phù hợp.
Mặc dù vậy, trải qua một số cơn sốt đất tại những khu vực vừa qua, thực tế, vẫn có nhiều nhà đầu tư ôm “quả đắng” khi xuống tiền “ôm” bất động sản…
“Trồng phong trào, gặt trái đắng”
Còn nhớ, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, thị trường bất động sản cả nước bùng nổ các cơn “sốt đất” ở nhiều địa phương, kéo dài từ Bắc vào Nam với mức giá tăng khá nhanh chỉ trong vòng 1-2 tháng.
Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước, Long An… và một số huyện ngoại thành Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm, Hoà Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Sơn Tây đã trở thành tâm điểm của đợt sóng này, với mức tăng của một số nơi đạt tới 2-3 lần so với 1 năm trước. Nhà đầu tư ùn ùn “vác” tiền đi mua đất, chưa khi nào số lượng “cò” bất động sản lại tăng nhanh như đầu năm vừa qua.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, trong bối cảnh dịch Covid – 19 bùng phát lần thứ 4 khung cảnh tại hầu hết các địa phương này đều trở nên đìu hiu, vắng vẻ. Tại một số tỉnh có dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như Bắc Giang, thị trường thậm chí còn gần như hoàn toàn đóng băng.
Đi cùng với lượng tiêu thụ giảm sút, giá đất nền tại nhiều nơi cũng đã giảm 20%-30% so với thời điểm sốt nóng. Một bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư F0 (người mới tham gia thị trường) nhận “trái đắng” khi phải ngậm ngùi cắt lỗ, chịu thiệt hại hàng tỷ đồng.
Chị Đỗ Thị Bích Lan (Hoàng Mai, Hà Nội), người rút chân chậm ra khỏi vũng lầy cơn sốt vẫn còn chưa hết “đắng” khi hàng chục tỷ đồng đổ vào đất Bắc Giang, nay mảnh đó đã có giá vài tỷ đồng.
“Thời điểm mua vào lô đất có diện tích 100m2 có giá 11 triệu đồng/m2 nhưng khi bán ra, tôi đã đăng tin khắp nơi với giá ban đầu nhưng không có khách mua. Tôi phải chấp nhận bán cắt lỗ với giá 7 triệu đồng/m2 mới có người nhận chuyển nhượng”, chị Lan chia sẻ.
Nói về cơn sốt đất vừa qua, bà Vũ Thị Thuý – Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam cho biết, “trái đắng” từ cơn sốt đất không phải bây giờ mới diễn ra mà bài học đầu tư theo sóng đặc khu kinh tế tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vẫn vẹn nguyên trong giới bất động sản.
Thực tế, có nhiều người đã ôm được số lãi khổng lồ có khi chỉ sau 1 đêm hoặc vài ngày, vài tuần. Nhưng cũng có những nhà đầu tư hứng chịu tất cả sự xuống dốc không phanh của giá đất những nơi này khi Quốc hội dừng thông qua Luật Hành chính kinh tế đặc biệt.
“Chỉ có khoảng 20% nhà đầu tư đất nền theo phong trào là thành công với mục tiêu đã đề ra”, bà Thuý chia sẻ.
Vẫn là kênh sinh lời hiệu quả
Tại một diễn đàn về bất động sản mới đây, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) thừa nhận, thời gian qua khi thị trường địa ốc xảy ra sốt đất có rất nhiều nhà đầu tư F0 đã đổ tiền mua đất. Việc họ mắc bẫy tâm lý đám đông trong cơn sốt này là điều dễ hiểu bởi đây đều là những người thiếu kiến thức thị trường và non kinh nghiệm.
Cũng theo ông Châu, bất động sản là một kênh đầu tư khó đoán định được xu thế ngắn hạn nhưng không thể phủ nhận một điều rất nhiều người “phất lên” nhờ kênh đầu tư này. Theo đó, trong trung và dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất.
Thực tế, trong các giai đoạn trước, giá bất động sản có thể tăng giảm đan xen trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn luôn tăng mạnh theo thời gian, đặc biệt tại các đợt sốt giá của các năm 1994, 2001, 2008 và 2014. Chu kỳ mới của thị trường, giai đoạn 2021 – 2030 được dự báo cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Cũng cho rằng, bất động sản là kênh sinh lời tốt nhất, bà Vũ Thị Thuý cho biết, đối với bất cứ kênh đầu tư nào cũng có những rủi ro và bất động sản cũng không nằm ngoài thực tế này. Do đó, trước khi quyết định xuống tiền vào kênh đầu tư này, nhà đầu tư nên tính tới bài toán đầu tư an toàn, đầu tư trung hạn và dài hạn, tránh đầu tư theo phong trào.
Ngoài ra, chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, tiềm lực tài chính, lựa chọn cho mình một đơn vị phân phối và tư vấn có uy tín.
Theo bà Thuý, “Nếu quỹ đất là yếu tố sống còn của doanh nghiệp thì giấy tờ pháp lý là một trong những yếu tố quyết định tới giá trị của tài sản và là điểm then chốt gây dựng nên uy tín của doanh nghiệp. Sự minh bạch sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn sau rộng hơn về khả năng sống còn, cũng như tiềm năng của bất động sản đó”.
Nắm bắt được xu thế cũng như mong muốn mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư, trong nhiều năm qua công ty bất động sản Nhật Nam đã nhanh chân thu về hàng loạt các chiến lợi bất động sản “vàng” với nhiều tiềm năng và hợp pháp, trải dài từ Bắc đến Nam như Hà Nội, Thanh Hoá, Phú Quốc, Tây Ninh, Buôn Mê Thuột…
Mới đây, công ty quyết định “lấn sân” sang phân khúc bất động sản thấp tầng (biệt thự, liền kề) với Dự án khu biệt thự cao cấp Sơn Tây (Hà Nội), dự kiến mang lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận khủng bởi khả năng tăng trưởng có thể lên tới 60%-70% trong tương lai. Bên cạnh đó là nhiều ưu đãi khác đến từ chủ đầu tư.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid – 19, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại BĐS Nhật Nam đã nhanh chóng đầu tư vào khu biệt thự cao cấp tại Sơn Tây, Hà Nội do nhận thấy những tiềm năng hấp dẫn.